This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza(AMF) và vai trò của nó đối với cây trồng


Hiện tượng cộng sinh là một hiện tượng tự nhiên của sinh vật để hổ trợ lẫn nhau cùng tồn tại. Nấm Mycorrhizae là loại nấm cộng sinh với rễ cây, nó là một thành phần quan trọng của chương trình đa dạng hóa sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp vùng nhiệt đới. Khoảng hơn 90% cây trồng đã phát hiện sự hiện diện ít nhất một loại của nấm rễ Mycorrhizae liên kết với rễ, nó làm gia tăng sự sinh trưởng và phát triển ở rễ, khả năng hấp thu dinh dưỡng cho năng suất cây trồng cao, loại nấm này làm giảm lượng phân hóa học, duy trì độ phì nhiêu của đất, tăng khả năng chịu hạn, mặn và kim loại nặng, kháng các bệnh ở rễ.
      Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, sử dụng nấm Mycorrhiz là một trong những biện pháp thích ứng với tác động biến đổi khí hậu vì nó giúp giảm thiểu lượng nước tưới, làm tăng tính chịu hạn của cây trồng.
      Nấm rễ công sinh Mycorrhiza  mang lại các lợi ích sau cho  cây trồng khi được bón và nấm Mycorrhiza xâm nhiễm vào rễ:
-         Phát triển bộ rễ đồng đều tăng  kích thước và trọng lượng từ  30% -50%, số lượng lông hút của bộ rễ nhiều hơn;
-         Tăng cường khả năng hấp thu lân và các khoáng chất (Ca, Mg, Cu Zn, Magan…)  và nước;
-            Tăng cường chuyễn hóa và tổng hợp các chất dinh dưỡng (đạm, lân ..) được tốt hơn;
-            Tăng khả năng chống chịu các bệnh ở rễ của cây trồng (tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm ở cây hồ tiêu…). Tạo môi trường sạch bệnh trong vùng rễ cây;
-            Tăng khả năng chống chịu hạn và điều kiện bất lợi từ đất và môi trường (nhiễm phèn, mặn, độ pH quá cao hoăc quá thấp);
-            Giảm chết cây con vườn ươm khi xuất vườn tạo độ đồng đều về sinh trưỡng trong vườn và giảm nhân lực chăm sóc;
-            Duy trì độ phì của đất tạo quần thể vi sinh vật phong phú và có lợi bền vững;
-            Giảm lượng sử dụng phân hóa học và thuốc hóa học cho cây trồng;
-            Cải thiện năng suất và chất lượng nông sản của cây trồng.

Cung cấp: Nâm cộng sinh Mycorhiza 0902505589

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

NẤM CÔNG SINH RỄ MYCORRHYZAE

Mycorrhiza có nghĩa là “nấm rễ” và được xác định đó là mối quan hệ chặt chẽ tương hỗ lợi ích lẫn nhau giữa nấm đất và rễ cây trồng. Có 3 loại nấm Mycorrhiza, trong đó khoảng 95% thực vật có hoa được nhiễm  nấm cộng sinh Arbuscular ở bản địa của chúng. 

Nấm Mycorrhiza có đặc điểm là cộng sinh với cây trồng thông qua bộ rễ, nó đóng vai trò như rễ cây và tham gia hỗ trợ phát triển bộ rễ. Nấm Mycorrhiza sử dụng các loại carbohydrates, amino acids và các vitamins của cây để phát triển, ngược lại nó hỗ trợ cho cây trồng tăng khả năng hấp thu nước và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như phốt pho, kẽm, mangan và đồng từ đất. Ngoài ra, nó còn giúp chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn để bảo vệ cây trồng. Vì vậy, loại “nấm rễ” này rất có ích cho các loại cây được trồng trong điều kiện thiếu nước và nguồn dinh dưỡng trong đất. Trong hệ sinh thái tự nhiên, nấm cộng sinh ngăn chặn các bệnh rễ được giải thích theo cơ chế ngăn chặn cơ học, bằng cách sản sinh ra các chất kháng sinh và cạnh tranh dinh dưỡng.

Việc nhân sinh khối giống nấm này  rất khó thực hiện vì nó chỉ cộng sinh trên rễ cây trồng đặc  biệt là các loại cây hòa thảo (bắp, lúa miến…). Vì vậy việc tìm ra phương pháp nhân nuôi cấy nấm có mức độ xâm nhiễm, mật độ bào tử và tỷ lệ nảy mầm cao là rất quan trọng trong việc sản xuất chế phẩm sinh học này.
Tóm lại : Những ích lợi mà nấm cộng sinhMycorrhiza  mang lại cho cây trồng:
1.   Phát triển bộ rễ đồng đều tăng  kích thước và trọng lượng từ  30% -50%, số lượng lông hút của bộ rễ nhiều hơn và bộ rễ khỏe mạnh hơn.
2.   Tăng cường khả năng hấp thu của rễ do sự thay đổi hình dạng và sinh lý của bộ rễ dẫn đến việc hấp thu khoáng chất (Zn, Magan, Cu …)  và nước tốt hơn.
 3.  Tăng cường tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn (P, N, đặc biệt là lân dễ tiêu).
4.   Tăng khả năng chống chịu hạn và điều kiện bất lợi từ đất và môi trường.
5.   Tăng khả năng chống chịu bệnh của cây trồng.
6.   Giảm chết cây con vườn ươm khi xuất vườn.
7.   Duy trì độ phì của đất
8.   Giảm lượng sử dụng phân hóa học
9.   Cải thiện năng suất và chất lượng nông sản
•    Cho vườn ươm cây con:
-    Khi làm bầu trộn đất, phân hữu cơ cho vào  khoãng 2/3 chiều cao của bàu.
-    Dùng 10 gram chế phẩm rải đều lên trên lớp phân hữu cơ.
-    Sau đó phủ 1/3 đất trộn phân hữu cơ còn lại
•    Khi cây xuất vườn ươm ra trồng:
-    Trộn phân hữu cơ và phân hóa học với đất theo yêu cầu và phủ lớp đất mỏng lên trên.
-    Lấy 50 gram chế phẩm rãi đều trên bề mặt và tiếp tục phủ lớp đất mỏng thứ hai.
-    Đặt cây con lên, để bộ rể trong vùng có rải chế phẩm
.
•    Khi cây đã lớn:           
-    Dùng cây cọc đường kính khoảng 3-4 cm đâm sâu xuống đất 20 cm và cách rễ khoảng 0,4- 0,5m. Đào 5 lỗ, bỏ 100 gram chế phẩm cho mỗi lỗ, lắp đất lại.
•    Đối với cây hoa màu:
-    Bón trực tiếp xung quanh gốc với liều lượong 3-5 gram chế phẩm cho  mỗi gốc sau đó tưới nước.
1.    Lưu ý :
Bảo quản chế phẩm nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không bón chung với các loại nông dược hóa chất khác.

Nhà cung câp : Gen Action , liên hê 0902 505589

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Nấm mycorrhizal có góp phần làm tăng sản lượng lương thực không?

Một công trình nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Hội Vi sinh học Mỹ lần 111 tại New Orleans cho biết: Cuộc cách mạng nông nghiệp sắp tới sẽ nổi lên những loại nấm góp phần làm tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của loài người mà không phải sử dụng một lượng phân bón lớn như hiện nay.

Nấm rễ mycorrhizae dưới kính hiển vi



Nấm rễ mycorrhiza - nấm cộng sinh

Trong bản báo cáo chính của Hội nghị “Vi khuẩn có thể đóng góp những gì để nuôi toàn thế giới”, tác giả là giáo sư Ian Sanders, trường Đại học Lusane, Thuỵ Sĩ nói: "Liên Hợp Quốc dự đoán rằng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng đến 9 tỷ người. Làm sao nuôi nổi bấy nhiêu nhân khẩu quả là một thách thức chưa từng có, nếu căn cứ vào tình hình sản xuất lương thực hiện nay”.

Sanders là một chuyên gia về nấm mycorrhizal, loài nấm sống cộng sinh dưới rễ cây. Khi cây được nấm đến sống nhờ, ông nhận thấy cây lớn nhanh hơn vì nấm mang đến cho cây chất dinh dưỡng thiết yếu là photphat. Photphat là nguồn lân đã góp phần làm nên Cuộc cách mạng xanh vào giữa thế kỷ 20 và đã thoả mãn được nhu cầu lương thực cho toàn thế giới hồi đó.

"Đa số các ây nhiệt đới gặp khó khăn về nhu cầu lân nên nông dân đã phải chi rất nhiều tiền để mua phân photphat. Chi phí về khoản này của ho cao hơn nhiều so với nông dân các nước ôn đới, khiến giá thành của nông sản phẩm họ làm ra giá bị tăng lên”, Sander cho hay.

Nguồn quặng photpaht thiên nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt. Nhu cầu cao thì giá càng tăng và những nước có nguồn tài nguyên này đang ghìm lại việc xuất khẩu để dành cho chính mình trong tương lai.

Trong khi đó, nhờ những thành tựu của công nghệ sinh học, các nhà nghiên cứu đã nắm vững cách nhân giống nấm mycorrhizal, biến thành những sản phẩm dạng nhũ tương hàm lượng cao, với sản lượng lớn, rất dễ dàng chuyên chở để mang đến từng gốc cây “kẻ cung cấp phot phat” cho quá trình phát triển.

Sanders và các đồng nghiệm đang kiểm tra hiệu quả những sản phẩm của mình tại bang Colombia trên những cánh đồng trồng khoai tây và thấy chúng có thể cung cấp không dưới 50% lượng photphat mà cây cần. Ông khẳng định: “Nghiên cứu tại Colombia cho thấy loại nấm này sẽ đạt hiệu quả cao đối với nhưg nước nhiệt đới”."